“Mỗi đứa trẻ đều có khả năng học toán, yêu thích toán nếu được dạy đúng cách”. Do vậy, chương trình học cần được xây dựng chú trọng đến phương pháp giảng dạy và cách thức truyền đạt kiến thức cũng như cách thức tổ chức một lớp học toán cho trẻ.
Trẻ, từ lúc mới sinh ra, đã mang trong bộ não của mình khả năng về toán dưới dạng trực giác như số học đơn giản, thống kê, xếp loại, cảm nhận không gian và thời gian. Toán học là nhu cầu cơ bản của trẻ từ khi trẻ lên 2, 3 tuổi. Bắt đầu làm quen các con số thì chúng luôn hỏi cha mẹ đây là số mấy, cố gắng để nhận biết các số; khi học đếm thì chúng lại tự mình đếm bất cứ thứ gì mình thấy như số bậc cầu thang khi bước đi, số cái kẹo được cho…
Vậy làm sao để biến “nhu cầu” của trẻ thành kiến thức, tích lũy thành nền tảng toán học cho trẻ một cách tự nhiên nhất, không bị áp lực bởi những lí thuyết sáo rỗng làm mất đi tính sáng tạo của trẻ? Vai trò của giáo viên chính là làm sao đánh thức được những khả năng ấy, định hướng cho chúng phát triển bằng một phương pháp giảng dạy, cách thức truyền đạt hiệu quả.
Nguyên tắc cơ bản của việc dạy học toán cho trẻ:
– Đồng hành với trẻ như một người bạn thay vì đóng vai thầy cô giáo để giảng giải cho trẻ.
– Để trẻ được phép sai.
– Giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của từng khái niệm dù nhỏ nhất.
– Rèn luyện cho trẻ tính kiên nhẫn để khám phá những điều chúng cảm thấy thích thú.
– Mang đến cho trẻ sự say mê, yêu thích thay vì chỉ kiến thức đơn thuẩn.
>>>>>Xem thêm : 5 nguyên tắc dạy toán cơ bản của PGS. TS Havard Lê Anh Vinh
Phương pháp học toán tư duy hoàn toàn mới của PGS. TS Lê Anh Vinh thông qua các trò chơi toán học
Phương pháp tiếp cận của Chương trình học tại Câu lạc bộ loại bỏ việc dạy toán theo phương pháp lối mòn, học thuộc lòng sáo rỗng mà bắt tay vào bồi dưỡng, khơi gợi đam mê cho trẻ bằng 3 bước:
- “Cảm xúc”: Cần mang đến cho trẻ một CẢM XÚC đặc biệt khi làm quen với toán học. Chương trình học cho trẻ được tiếp cận với mọi khía cạnh của toán học ở các chủ đề Số học, Tổ hợp, Hình học, Logic, Thống kê… ở dạng thức đơn giản, dễ hiểu, gần gũi với đời sống. Bài học mang đến cho trẻ sự tò mò, mong muốn được khám phá, tìm hiểu.
Toán học không phải chỉ là những con số mà là cả một bức tranh đầy màu sắc. Trẻ bắt đầu cảm thấy hứng thú với Toán học từ những bài học đơn giản nhất. Để làm được điều này, Chương trình chú trọng vào phương pháp giảng dạy và cách thức triển khai lớp học. Bài giảng được thiết kế với những hoạt động trong suốt quá trình học; giáo viên phải liên tục vận động, sáng tạo và trẻ được tự mình khám phá, học hỏi thông qua các trò chơi, hoạt động đó.
“Tập trung”: Ở giai đoạn sau khi trẻ đã cảm thấy hứng thú, giáo viên sẽ chuyển sang giai đoạn nâng cao sự tập trung, chú ý cho trẻ, rèn luyện cho trẻ tính kiên nhẫn, tư duy sâu và suy nghĩ về bài học. Bài học được thiết kế có hệ thống, nhất quán về kiến thức thông qua cách giảng dạy dễ hiểu, gần gũi, logic.
“Say mê”: Là động lực giúp trẻ vượt qua mọi chướng ngại vật. Mong muốn khám phá của trẻ phải đủ lớn để trẻ kiên trì tìm tòi. Giáo viên chính là người truyển cảm hứng, giúp trẻ say mê với môn học.
Học toán không phải để giải bài mà để học tư duy, học cách giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Hãy để trẻ được khám phá thế giới toán học bằng niềm vui, sự yêu thích, từ đó phát huy được mọi khả năng của trẻ một cách tốt nhất.
>>>>>Xem thêm : Toán Học Tư Duy Là Gì ? Làm Sao Để Trẻ Yêu Thích Môn Toán