Leonardo Fibonacci, ngưới Ý, (khoảng 1170 – khoảng 1240) tên thật là Léonard de Pise, tự Fibonacci (nghĩa là con của Bonaccio”), Leonardo là con trai của một thương gia Pisan và cũng là một viên chức hải quan ở Bắc Phi. Công việc của cha ông đã tạo sự thích thú cho ông về môn số học và nhờ những chuyến đi dài ngày sang Ai Cập, Syria, Hy Lạp, Sicily và Provence đã giúp cho ông có cơ hội tiếp xúc với toán học Ai Cập và toán học Phương Đông.
Fibonacci có lẻ được biết đến nhiều nhất với một dãy số đơn giản, được giới thiệu trong Liber abaci và sau đó lấy tên là số Fibonacci để tôn vinh ông.
Fibonacci là gì ?
Dãy này bắt đầu với 0 và 1. Sau đó, dùng một quy tắc đơn giản là cộng hai số cuối để được số tiếp theo:
1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610, 987,…
Bạn thắc mắc rằng nó đến từ đâu? Ở thời của Fibonacci thì các cuộc thi đấu và những thách thức toán học là phổ biến.
Ví dụ như: Vào năm 1225, Fibonacci tham gia một cuộc thi đấu ở Pisa theo lệnh của vua Frederick II.
Bài toán con thỏ:
Đây là một cuộc thi công bằng với bài toán đặt ra như sau:
Bắt đầu với một cặp thỏ duy nhất, nếu mỗi tháng mỗi cặp sản xuất (sinh sản) ra một cặp thỏ mới, cặp thỏ mới này bắt đầu sản xuất khi chúng được 1 tháng tuổi, thì sẽ có bao nhiêu thỏ sau n tháng?
Fibonacci trong tự nhiên:
Dãy Fibonacci xuất hiện ở khắp nơi trong thiên nhiên. Những chiếc lá trên một nhành cây mọc cách nhau những khoảng tương ứng với dãy số Fibonacci. Các số Fibonacci xuất hiện trong những bông hoa. Hầu hết các bông hoa có số cánh hoa là một trong các số: 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55 hoặc 89.
- 3 cánh: hoa loa kèn, hoa Iris
- 5 cánh: hoa dâm bụt, hoa cẩm chướng, mao lương vàng, hoa hồng dại, phi yến, hoa sứ, hoa đào…
- 8 cánh: phi yến
Số Fibonacci và những chiếc lá xanh
Nhiều loài cây cũng có cách mọc lá tuân theo các số Fibonacci. Nếu chúng ta quan sát kỹ sẽ thấy lá cây mọc trên cao thường xếp sao cho không che khuất lá mọc dưới. Điều đó có nghĩa là mỗi lá đều được hưởng ánh sáng và nước mưa, cũng như nước mưa sẽ được hứng và chảy xuống rễ đầy đủ nhất dọc theo lá, cành và thân cây.
Nếu từ một lá ngọn làm khởi đầu, xoay quanh thân cây từ trên xuống dưới, lá sang lá, đếm số vòng xoay đồng thời đếm số chiếc lá, cho đến khi gặp chiếc lá mọc đúng phía dưới lá khởi đầu, thì các số Fibonacci xuất hiện.
Nếu chúng ta đếm xoay theo hướng ngược lại, thì sẽ được một con số vòng xoay khác (ứng với cùng chừng ấy lá).
Kỳ lạ là: Con số vòng xoay theo 2 hướng, cùng với số lá cây mà chúng ta gặp khi xoay, tất cả sẽ tạo thành 3 con số Fibonacci liên tiếp nhau.
>>> Xem thêm: Toán tư duy là gì? Làm sao để trẻ yêu thích môn Toán.