Khi muốn dạy con học được tính nhẫn nại thì chính cha mẹ phải làm gương cho con mình. Sẽ chẳng đứa trẻ nào có thể kiên nhẫn trong khi bố mẹ của chúng chẳng bao giờ biết chờ đợi hoặc thường xuyên nóng nảy trong mọi trường hợp.
Khi muốn dạy con học được tính nhẫn nại, cần phải căn cứ vào tuổi tác, tính cách và sở thích của từng đứa trẻ. Mỗi đứa trẻ có tính cách khác nhau sẽ cần đến những phương pháp khác nhau. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, việc dạy dỗ một đứa trẻ học được tính nhẫn nại không phải là điều đơn giản và sẽ cần đến rất nhiều thời gian.
Sự dạy dỗ của cha mẹ quyết định đến tính cách và hành vi của trẻ lúc trưởng thành
Phương pháp 1: Để trẻ “học” cách chờ đợi
Chờ đợi đương nhiên là sẽ rất sốt ruột và đây là điều mà trẻ không bao giờ thích. Khi trẻ muốn có được một món đồ, bạn có thể đáp ứng nhu cầu đó của con. Tuy nhiên, thay vì đưa ngay cho con thứ bé muốn thì người lớn hãy dạy trẻ học được một điều rằng “mọi thứ có được chẳng bao giờ là dễ dàng và cần phải chờ đợi”.
Hãy để trẻ chờ trong một vài phút và tăng dần số thời gian đó lên.
Ngoài ra, mỗi khi con yêu cầu có được thứ gì, bạn cũng hãy ra điều kiện ngược lại. Con sẽ phải hoàn thành bài tập, làm việc nhà hoặc một điều gì đó rồi mới nhận được thứ mình muốn. Phương pháp này sẽ giúp trẻ học được cách có mọi thứ bằng chính năng lực của bản thân. Nó sẽ giúp trẻ biết chờ đợi là có ích. Từ đó, trẻ sẽ hiểu được ý nghĩa của thời gian, nên nhẫn nại và biết mình cần phải chờ bao lâu.
>>>Xem ngay học toán tư duy là gì? Làm sao để trẻ yêu thích môn toán
Phương pháp 2: Biến thời gian chờ đợi thành thời gian sáng tạo
Khi đưa trẻ ra ngoài cùng đi dạo, bạn có thể gặp gỡ một người bạn và cùng trò chuyện với người đó. Lúc này, trẻ sẽ có được một khoảng thời gian tự do. Bạn có thể hướng dẫn con làm một điều gì đó và vờ như không để ý tới bé trong khoảng thời gian này.
Hãy quan sát một cách khéo léo xem trẻ sẽ làm gì trong lúc đó. Đây là phương pháp giúp trẻ sáng tạo tư duy và biết tận dụng thời gian. Với những đứa trẻ từ 3 tới 4 tuổi, người lớn hãy thông qua việc làm này để dạy trẻ biết có trách nhiệm hơn với những hành động mình làm.
Phương pháp 3: Rèn kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là điều rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Vì vậy, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ cần tạo điều kiện để trẻ thường xuyên được giao tiếp với mọi người bên ngoài. Lúc này, trẻ cần phải kiên nhẫn và học thói quen không được nôn nóng. Đồng thời, đây cũng chính là cơ hội để người lớn dạy trẻ cách giữ im lặng trong những lúc cần thiết.
Sự dạy dỗ của cha mẹ quyết định đến tính cách và hành vi của trẻ lúc trưởng thành. Vì vậy, bạn phải cực kì thận trọng khi đưa ra những phương pháp dạy con
Tuy nhiên, khi trẻ có được đứa tính này rồi thì sẽ rất có lợi cho cuộc sống của bé sau này. Nếu ngay từ khi còn nhỏ, nếu bé đã nhận được những phương pháp giáo dục không tốt thì khi lớn lên, bé sẽ có tính cách mà cha mẹ không mong muốn.
>>>>>Xem thêm 5 nguyên tắc dậy toán cho trẻ của PGS. TS Lê Anh Vinh